Shakira làm bạn với siêu mẫu Gisele Bündchen
Vừa qua, đoàn phim Dragonfly gồm hai nhà sản xuất điều hành là Sir Daniel K. Winn và Randall J. Slavin, đạo diễn Jordan Schulz từ Mỹ cùng nhà sản xuất Trương Ngọc Ánh, Tiến Phạm thực hiện chuyến thiện nguyện tại TP.HCM. Họ đã đến thăm ngôi chùa nơi các em nhỏ mồ côi đang được nuôi dưỡng và đơn vị chăm sóc người già khó khăn, bệnh tật. Ở cả hai nơi, đoàn đã tặng quà, nhu yếu phẩm, vật dụng thiết yếu nhằm giúp những hoàn cảnh khó khăn phần nào cải thiện cuộc sống hằng ngày và chuẩn bị đón tết.Nhà sản xuất Daniel K. Winn chia sẻ sau chuyến đi: "Chúng tôi rất vui mừng khi có thể góp phần nhỏ bé vào việc cải thiện cuộc sống của những người có hoàn cảnh khó khăn. Sau khi hoàn tất dự án Dragonfly tại Việt Nam, chúng tôi hy vọng có thể quay trở lại đây, thực hiện thêm những hoạt động ý nghĩa cho mảnh đất mà mình sinh ra".Trương Ngọc Ánh, nhà sản xuất của bộ phim Dragonfly, cũng bày tỏ: "Tôi cảm thấy rất tự hào và hạnh phúc khi được tham gia vào hoạt động từ thiện này cùng đoàn phim. Đây là cơ hội để chúng tôi không chỉ mang lại niềm vui và sự hỗ trợ cho những người có hoàn cảnh khó khăn, mà còn thể hiện tinh thần nhân ái và trách nhiệm xã hội của đoàn phim. Tôi hy vọng rằng những món quà này sẽ giúp cải thiện cuộc sống của các em nhỏ và người già, đồng thời lan tỏa tinh thần tương thân tương ái trong cộng đồng".Dragonfly là dự án phim do đạo diễn Jordan Schulz cầm trịch, có hai nhà sản xuất điều hành Daniel K. Winn và Randall J. Slavin. Trương Ngọc Ánh cũng tham gia dự án với vai trò nhà sản xuất bên cạnh sự đồng hành của hai nhà sản xuất khác đến từ Mỹ là Eamon Fay và Tiến Phạm. Bộ phim đang bước vào giai đoạn tiền kỳ cho các phân cảnh thực hiện tại Việt Nam. Đạo diễn Jordan Schulz cùng ê kíp đã hoàn tất casting giai đoạn 1.“Maradona mới“: Một gánh nặng cần được… đổ đi!
Asean Mitsubishi Electric Cup 2024 được trình chiếu trực tiếp và trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vn
Netizen tìm ra nét cuốn hút đằng sau mẫu váy tua rua của Thiều Bảo Trâm
Cục CSGT (C08 - Bộ Công an) cho biết, Nghị định 168/2024 sẽ có hiệu lực thi hành từ 1.1.2025, tăng mức phạt tiền với nhiều hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông, trong đó có nồng độ cồn.Vi phạm nồng độ cồn được chia thành 3 ngưỡng. Ngưỡng thấp nhất là chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/lít khí thở. Ngưỡng thứ hai là vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/lít khí thở. Ngưỡng cao nhất là vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/lít khí thở.Theo quy định hiện hành tại Nghị định 100/2019 (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123/2021), đối với ô tô, tài xế vi phạm nồng độ cồn ở ngưỡng thấp nhất sẽ bị xử phạt 6 - 8 triệu đồng và tước giấy phép lái xe (GPLX) 10 - 12 tháng, vi phạm ngưỡng thứ hai sẽ bị phạt 16 - 18 triệu đồng và tước GPLX 16 - 18 tháng, vi phạm ngưỡng cao nhất sẽ bị phạt 30 - 40 triệu đồng và tước GPLX 22 - 24 tháng.Đối với xe máy, tài xế vi phạm nồng độ cồn ở ngưỡng thấp nhất sẽ bị xử phạt 2 - 3 triệu đồng và tước GPLX 10 - 12 tháng, vi phạm ngưỡng thứ hai sẽ bị phạt 4 - 5 triệu đồng và tước GPLX 16 - 18 tháng, vi phạm ngưỡng cao nhất sẽ bị phạt 6 - 8 triệu đồng và tước GPLX 22 - 24 tháng.Còn theo Nghị định 168/2024 được áp dụng tới đây, nhiều mức phạt về vi phạm nồng độ cồn được nâng lên, đồng thời áp dụng biện pháp trừ điểm thay vì tước GPLX.Đối với ô tô, tài xế vi phạm nồng độ cồn ở ngưỡng thấp nhất sẽ bị xử phạt 6 - 8 triệu đồng (giữ nguyên), vi phạm ngưỡng thứ hai sẽ bị phạt 18 - 20 triệu đồng (tăng 2 triệu đồng), vi phạm ngưỡng cao nhất sẽ bị phạt 30 - 40 triệu đồng (giữ nguyên).Đối với xe máy, tài xế vi phạm nồng độ cồn ở ngưỡng thấp nhất sẽ bị xử phạt 2 - 3 triệu đồng (giữ nguyên), vi phạm ngưỡng thứ hai sẽ bị phạt 6 - 8 triệu đồng (tăng 2 - 3 triệu đồng), vi phạm ngưỡng cao nhất sẽ bị phạt 8 - 10 triệu đồng (tăng 2 triệu đồng).Chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/lít khí thởÔ tô: 6 - 8 triệu đồngXe máy: 2 - 3 triệu đồngVượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/lít khí thởVượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/lít khí thởLuật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định mỗi GPLX có 12 điểm. Số điểm sẽ bị trừ mỗi khi người có GPLX vi phạm giao thông, tương ứng với tính chất, mức độ của hành vi.Để chi tiết nội dung này, Bộ Công an đề xuất 189 hành vi sẽ bị trừ điểm GPLX, mức trừ từ 2 - 12 điểm. Trong số này, 28 hành vi bị trừ 12 điểm (tức là chỉ cần vi phạm một lần là bị trừ sạch điểm), đây đều là lỗi có tính cố ý, nguy hiểm, nguy cơ cao gây tai nạn giao thông.Riêng với nồng độ cồn, mức trừ điểm được đề xuất đối với ngưỡng thấp nhất là 6 điểm, ngưỡng thứ hai là 10 điểm, ngưỡng cao nhất là 12 điểm. Các mức trừ điểm này được áp dụng chung cho cả người điều khiển xe máy và ô tô.Như vậy, tuy việc tăng mức phạt tiền đối với một số ngưỡng vi phạm nồng độ khiến chế tài nặng hơn nhưng đổi lại quy định về trừ điểm GPLX được đánh giá là nhân văn hơn.Hiện nay chỉ cần vi phạm nồng độ cồn, tài xế sẽ bị tước GPLX từ 10 - 24 tháng, tùy ngưỡng vi phạm. Còn tới đây, tài xế vi phạm nồng độ cồn ở ngưỡng thấp nhất và ngưỡng thứ hai vẫn tiếp tục được điều khiển phương tiện sau khi vi phạm (GPLX còn điểm), chỉ khi vi phạm ở ngưỡng cao nhất, tài xế mới bị trừ hết điểm.Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ cũng quy định người có GPLX bị trừ hết điểm sẽ không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông. GPLX sẽ được phục hồi đủ 12 điểm khi chưa bị trừ hết điểm và không bị trừ điểm trong 12 tháng kể từ ngày bị trừ điểm gần nhất.Sau ít nhất là 6 tháng kể từ ngày bị trừ hết điểm, người có GPLX được tham gia kiểm tra nội dung kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, kết quả đạt thì được phục hồi điểm GPLX.Quá trình xây dựng luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, "có nên cấm tuyệt đối nồng độ cồn" là nội dung nhận được nhiều ý kiến thảo luận của các đại biểu Quốc hội. Cuối cùng, khi bấm nút thông qua, Quốc hội đã thống nhất là cấm tuyệt đối.Để quy định chi tiết luật, Bộ Công an chủ trì soạn thảo nghị định về xử phạt vi phạm giao thông và trừ điểm GPLX (nay là Nghị định 168/2024). Ban đầu, cơ quan soạn thảo đề xuất giảm mức phạt tiền với hành vi vi phạm nồng độ cồn ở ngưỡng thấp nhất, nhưng sau đó thay đổi theo hướng giữ nguyên, và đến nay thì tăng mức phạt với một số ngưỡng như đã nêu.
Cư dân mạng mới đây vô cùng bức xúc khi xem qua một đoạn video lan truyền trên các diễn đàn, hội nhóm mạng xã hội, ghi lại tình huống một tài xế cố tình lái ô tô lạng lách, đánh võng, chèn đường xe khác bất chấp nguy hiểm trên quốc lộ.Vụ việc được xác định xảy ra vào khoảng 17 giờ ngày 26.2.2025 trên Quốc lộ 13, đoạn qua địa bàn phường Hiệp Bình Phước, TP.Thủ Đức, TP.HCM.Theo hình trích xuất từ camera hành trình gắn trên ô tô con cùng lưu thông, thời điểm nói trên, xe này đang di chuyển trên Quốc lộ 13, hướng từ Bình Dương về nút giao cầu Bình Lợi (TP.HCM). Khi đến khu vực gần ngã tư Bình Phước, tài xế phát hiện từ phía sau xuất hiện một ô tô khác loại MPV 7 chỗ màu xám trắng, hiệu Toyota Innova, mang biển kiểm soát 51G-518.71 đang chạy trên làn hỗn hợp sát lề đường bất ngờ vượt lên.Đáng nói, ngay khi vượt qua ô tô gắn camera hành trình, chiếc Toyota Innova lập tức bật xi-nhan sang trái xin nhập vào hàng xe đang nối đuôi nhau xếp hàng nhưng không được nhường đường. Do quá "cay cú", tài xế lái chiếc xe 7 chỗ này sau đó đã bất chấp nguy hiểm, cố lái xe lách lên, tạt đầu và liên tục lạng lách, đánh võng trước mũi ô tô gắn camera hành trình để… "dằn mặt".May mắn, vụ việc sau đó không dẫn đến xô xát hay tai nạn. Mặc dù vậy, đoạn video ghi lại tình huống giao thông nói trên sau đó được đăng tải trên các diễn đàn, hội nhóm mạng xã hội đã nhanh chóng lan truyền, thu hút sự chú ý từ cộng đồng mạng. Đa phần người xem qua vụ việc đều tỏ ra hết sức bức xúc và phẫn nộ trước hành vi lái xe lạng lách, đánh võng và thái độ thách thức của tài xế xe Toyota Innova nói trên.Bên cạnh đó, nhiều cư dân mạng cũng lên tiếng yêu cầu cơ quan chức năng cần vào cuộc xác minh và xử lý nghiêm trường hợp vi phạm.Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định:Phạt tiền từ 40 - 50 đồng đối với người điều khiến xe thực hiện hanh vi điều khiến xe lạng lách, đánh võng trên đường bộ; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ (Khoản 12 Điều 6). Đồng thời tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 - 12 tháng; tịch thu phương tiện nếu tái phạm.Trường hợp thực hiện hành vi vi phạm gây tai nạn, tài xế bị phạt tiền từ 50 - 70 triệu đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng.
Vụ trẻ bị cô đánh ở TP.Thủ Đức: Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu xử lý nghiêm
Giá vàng miếng SJC giảm 200.000 đồng mỗi lượng, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC, Công ty Doji mua vào 89,2 triệu đồng, bán ra 91,5 triệu đồng. Chênh lệch giữa giá mua và bán vàng miếng SJC duy trì ở mức 2,3 triệu đồng/lượng. Tương tự, giá vàng nhẫn cũng giảm 200.000 đồng mỗi lượng, Công ty SJC mua vào còn 89,1 triệu đồng, bán ra 91,3 triệu đồng; Doji mua vào còn 89,8 triệu đồng, bán ra 91,5 triệu đồng… Giá mua vàng nhẫn của một số đơn vị kinh doanh vàng trên thị trường vẫn có giá cao hơn vàng miếng SJC 700.000 đồng/lượng.Sau khi tăng thêm 4 USD vào sáng 24.2, lên 2.940 USD/ounce, giá vàng thế giới đã giảm mạnh xuống 2.925 USD/ounce khi gặp phải lực chốt lời. Đây là tuần cuối của tháng 2 nên các hoạt động chốt lời có thể diễn ra khi vàng liên tục tăng trong 8 tuần qua.Dù vậy, ông James Stanley, nhà chiến lược thị trường cấp cao tại Forex.com, kỳ vọng giá vàng sẽ không gặp bất kỳ sự kháng cự lớn nào cho đến khi đạt 3.000 USD/ounce. Mức giá này đã trở thành mốc quan trọng về mặt tâm lý, nên sẽ mất thời gian để vượt qua. Dự báo vàng tăng đang đặt nhà đầu tư trước cơ hội, có nên mua vào lướt sóng vào chờ thu hoặc khi vàng đạt ngưỡng tâm lý, cũng là đỉnh kỷ lục mới 3.000 USD/ounce hay không?Dù vậy, trong tuần này, dữ liệu lạm phát có thể là rủi ro lớn nhất đối với vàng. Nếu lạm phát hạ nhiệt nhanh hơn dự kiến hoặc các ngân hàng trung ương áp dụng cách tiếp cận thắt chặt mạnh mẽ hơn sẽ áp lực giá vàng giảm.Ngoài ra, trong tuần này một số thông tin kinh tế Mỹ quan trọng cần lưu ý như niềm tin người tiêu dùng; doanh số bán nhà mới; GDP quý 4 sơ bộ; đơn đặt hàng hàng hóa bền; đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần; doanh số bán nhà đang chờ xử lý; chỉ số PCE cốt lõi; thu nhập cá nhân và chi tiêu.